Phương pháp tư duy: Phương pháp nào là tốt nhất?

14/11/2023

1. Tư duy hội tụ

Tư duy hội tụ là quá trình đưa ra đáp án chính xác nhất cho một câu trả lời bằng cách sử dụng trí nhớ, các tài nguyên xung quanh chúng ta, hay logic.

Phương pháp tư duy này không yêu cầu quá nhiều sự sáng tạo hay tư duy đường vòng (lateral thinking). Phương pháp này không phải là cách tốt nhất để giải quyết những vấn đề phức tạp hay yêu cầu tính sáng tạo cao. Thay vào đó, nó sử dụng những quy trình suy nghĩ thẳng thắn. Một người với tư duy hội tụ chỉ cần áp dụng những phương thức sẵn có và ghi nhớ kiến thức để tìm ra câu trả lời đúng. 

Tư duy hội tụ thường được sử dụng cho những bài kiểm tra tiêu chuẩn hay bài kiểm tra trắc nghiệm. Những dạng bài kiểm tra này chỉ đơn giản đánh giá kiến thức của chúng ta và khả năng ứng dụng lượng kiến thức này vào những trường hợp đơn giản, logic. 

Những yếu tố chính để có được kỹ năng tư duy hội tụ là tốc độ, sự chính xác và logic. 

2. Tư duy phân tích

Phương pháp tư duy phân tích là sự đối lập của tư duy hội tụ

Tư duy phân tích, hay còn được gọi là tư duy phân nhánh, là sự đối lập của tư duy hội tụ. Phương pháp này bao gồm việc đưa ra các giải pháp, đường lối hay ý tưởng mới khi không có bất cứ đáp án đúng nào để chọn. Những câu hỏi như “Tôi nên học tập để trở thành bác sĩ hay luật sư” không thể có được một câu trả lời đơn giản. Bạn có thể giỏi cả hai thứ, cả hai công việc đều có thể đem đến cho bạn hạnh phúc và một đời sống viên mãn. Vậy, bạn lựa chọn như thế nào?

Để đưa ra lời giải cho những câu hỏi không có câu trả lời rõ ràng, bạn cần phải tách rời các khả năng có thể xảy ra và phân tích từng khả năng một. Lập một danh sách ưu, nhược điểm, sơ đồ Venn, hay một bảng để liệt kê các lựa chọn và cân nhắc lần lượt từng sự lựa chọn. 

3. Tư duy phản biệnPhương pháp tư duy phản biện là “phê bình” dựa trên vốn hiểu biết của bạn.

Tư duy phản biện bao gồm phân tích điều gì đó để đưa ra nhận xét về nó. Một người với tư duy phản biện sẽ không đưa ra nhận định chỉ bằng những lời nói suông. Phương pháp tư duy phản biện là “phê bình” những gì bạn đang nhìn thấy, thông qua kiến thức của bạn. 

Những người tư duy phản biện trải qua 3 quy trình để phát triển nhận thức mang tính phản biện về một vấn đề.

Suy luận

Quá trình suy luận cần có những kỹ năng tư duy phản biện để đưa ra kết luận dựa trên những thông tin được cung cấp. Bạn có tất cả những thông tin cần có để đưa ra một kết luận rõ ràng về một chủ đề. Ví dụ, một bác sĩ xét nghiệm máu để xác định liệu một người có nhiễm virus không. Khi xét nghiệm máu dương tính, chúng ta có thể suy luận rằng người đó chắc chắn đã nhiễm virus. Suy luận là một kỹ năng tuyệt vời để sử dụng nếu bạn cần giải quyết một vấn đề. 

Khái quát hóa

Khám phá yêu cầu những kỹ năng tư duy phản biện để đưa ra kết luận dựa trên sự khái quát một chủ đề. Bạn không có tất cả những thông tin chính xác. Tuy nhiên, nếu bạn tư duy phản biện và nhận ra những xu hướng, manh mối và một phương thức. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời. Ví dụ, bạn đến bác sĩ khám vì có dấu hiệu sốt, hắt hơi và ho. Bác sĩ không làm xét nghiệm, nhưng họ đoán rằng bạn bị cúm A vì những triệu chứng của bạn giống với căn bệnh này.

Suy đoán

Suy đoán yêu cầu những kỹ năng tư duy để đưa ra kết luận dựa trên rất ít thông tin. Bạn không thể chắc chắn về câu trả lời của mình, nhưng bạn có thể sử dụng tư duy phản biện và đưa ra một phán đoán dựa trên kinh nghiệm. Ví dụ, bạn thấy một con mèo nằm trên mái nhà. Phán đoán logic nhất sẽ là con mèo trèo lên từ một cái cây và từ đó nhảy lên mái nhà. Nhưng bạn không chắc chắn về đáp án này. 

4. Tư duy sáng tạoPhương pháp tư duy sáng tạo là đưa ra những ý kiến mới về một chủ đề không mới.

Tư duy sáng tạo là tư duy về một chủ đề theo một cách khác thường, trái với thông lệ để đưa ra những ý kiến mới về một chủ đề không mới. Một người tư duy sáng tạo sẽ cố gắng giải quyết một vấn đề từ một góc nhìn chưa bao giờ xuất hiện trước đây. 

Dù tư duy sáng tạo nghe có vẻ không logic, nhưng thực ra phương pháp tư duy này là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của con người. Những người tư duy sáng tạo nhận ra khoảng trống trong một thị trường hay tìm ra cách mới, nhanh hơn, dễ hơn để làm việc. Khi họ đưa ra ý tưởng mới mẻ, độc đáo để tiếp cận một vấn đề, cách thức của họ có thể sẽ trở thành cách làm chính thống, được mọi người chấp nhận. 

Mỗi phương pháp đều có điểm vượt trội của riêng mình. Tùy vào từng trường hợp mà bạn nên lựa chọn phương pháp thích hợp nhất. Tuy nhiên, dễ dàng thấy rằng, hai phương pháp tư duy hội tụ và phân tích là hai phương pháp nền tảng. Khi đã thành thạo hai phương pháp này, bạn mới có thể vận dụng tốt hai phương pháp còn lại.