0236.3650403 (128)

Chuẩn đầu ra


1.2 – Chuẩn đầu ra :

1.2.1. Kiến thức:

            Kiến thức cơ bản

TT

Mã CĐR chuyên ngành

Tên chuẩn đầu ra về kiến thức cơ bản

1

CĐR1

Sinh viên có kiến thức cơ bản về  giáo dục đại cương, bao gồm các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

2

CĐR2

Sinh viên có kiến thức nền tảng trong lĩnh vực kinh tế qua các học phần kinh tế như kinh tế vĩ mô; nguyên lý kế toán; một số tư tưởng, học thuyết quan trọng trong lĩnh vực kinh tế.

3

CĐR3

Sinh viên có lối tư duy logic để có thể áp dụng những quy định pháp luật trong thực tiễn hoặc có lý luận logic để lý giải những vấn đề mới nảy sinh.

4

CĐR4

Sinh viên có kiến thức nền tảng về nhà nước và pháp luật; phân biệt được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

5

CĐR5

Sinh viên hiểu, áp dụng và phân tích được những tính huống pháp luật trong một số lĩnh vực như hình sự, dân sự, lao động, đất đai, hành chính…

 6

CĐR6

Sinh viên có kiến thức cơ bản về những quy định, tập quán quốc tế trong lĩnh vực công pháp, tư pháp.

   Kiến thức nghề nghiệp

TT

Mã CĐR chuyên ngành

Tên chuẩn đầu ra về kiến thức nghề nghiệp

1

CĐR7

Sinh viên áp dụng được những quy định pháp luật để giải quyết các tình huống ở các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và quản lý nhà nước về kinh doanh, thương mại.

2

CĐR8

Sinh viên áp dụng được các thủ tục tố tụng trong dân sự, tố tụng hình sự.

3

CĐR9

Sinh viên hiểu và vận dụng được quy định pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành kinh tế như tài chính, thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán.

4

CĐR10

Sinh viên hiểu và vận dụng được quy định pháp luật để tham gia, tư vấn, bào chữa các tranh chấp trong kinh doanh.

5

CĐR11

Sinh viên hiểu và vận dụng được quy định pháp luật để có thể tự hành nghề ở lĩnh vực liên quan đến pháp luật như luật sư, công chứng, tư vấn pháp luật khi có đủ các điều kiện được bổ nhiệm các chức danh tư pháp. 

1.2.2. Kỹ năng:

     Kỹ năng cơ bản

TT

Mã CĐR chuyên ngành

Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng cơ bản

1

CĐR12

Có kĩ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập, có kĩ năng thuyết trình, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

     Kỹ năng nghề nghiệp

TT

Mã CĐR chuyên ngành

Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng nghề nghiệp

1

CĐR13

Có kĩ năng soạn thảo văn bản, đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh doanh, thương mại và các thỏa thuận kinh doanh khác; có thể xây dựng, đọc, hiểu và thực hiện các văn bản pháp luật (đặc biệt trong lĩnh vực Luật kinh tế) và tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, người dân.

2

CĐR14

Có kĩ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng qui chế, điều lệ doanh nghiệp.

1.2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm :

TT

Mã CĐR chuyên ngành

Tên chuẩn đầu ra về kỹ năng cơ bản

1

CĐR15

Có ý thức trách nhiệm công dân, có ý thức kỉ luật và tác phong công nghiệp.

2

CĐR16

Có thái độ và đạo đức nghề nghiệp của một luật gia lĩnh vực luật kinh tế, đặc biệt là thái độ trung thực, ý thức bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội.

3

CĐR17

Sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật Kinh tế, sinh viên có thể tiếp tục học cao học, nghiên cứu sinh về chuyên ngành luật tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.

4

CĐR18

Sinh viên tốt nghiệp làm ở cơ quan tư pháp có thể học các lớp bồi dưỡng thẩm phán, kiểm sát viên… để được bổ nhiệm các chức danh tư pháp tương ứng.

5

CĐR19

Sinh viên đủ điều kiện để có thể học các lớp nghiệp vụ như: Nghiệp vụ luật sư, nghiệp vụ công chứng, nghiệp vụ đấu giá, nghiệp vụ thừa phát lại, nghiệp vụ quản tài viên… để được tập sự và cấp thẻ hành nghề tương ứng.

1.3. Vị trí việc làm


Cơ hội việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế hiện tại rất lớn. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể công tác tại:

 - Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Công an, cơ quan Thi hành án và các cơ quan nhà nước khác ở trung ương và địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị-xã hội;  Sở Tư pháp, phòng Kinh tế, Tòa án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp; Hội đồng Nhân dân, UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp; Công an, Thanh tra, Thi hành án, Sở Ngoại vụ, Sở Công thương, Cục Thuế, Hải quan…

- Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao về pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngân hàng, các tổng công ty trong và ngoài nước như:

+ Làm Luật sư sau khi tích luỹ đủ kinh nghiệm và có chứng chỉ theo quy định

+ Làm tại bộ phận pháp chế, bộ phận tư vấn cho tất cả các loại hình doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoạt động đúng luật pháp, bảo vệ được quyền lợi của mình khi giao dịch trong và ngoài nước, xử lí các vấn đề khi xảy ra tranh chấp.

+ Làm hoặc làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế... Ngoài ra sinh viên còn có thể học nâng cao trình độ, học chuyên sâu sau khi tốt nghiệp.

- Nhóm 3: Làm việc tại các cơ sở giáo dục và đào tạo,  cao đẳng, đại học, các viện nghiên cứu;

- Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật kinh tế.