VẤN ĐỀ QUYỀN ĐÁNH CÁ TRONG VỤ KIỆN TRỌNG TÀI BIỂN ĐÔNG

19/06/2022

Vụ kiện Trọng tài Biển Đông do Philippines khởi xướng vào năm 2013 chống lại Trung Quốc. Vụ kiện kết thúc vào năm 2016 đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến các tranh chấp hiện nay tại Biển Đông như quyền lịch sử và yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, quy chế pháp lý của các cấu trúc và quyền được hưởng các vùng biển và đặc biệt Phán quyết của Tòa trọng tài cũng làm rõ vấn đề quyền đánh cá, đây là một vấn đề không chỉ liên quan đến hai bên trong vụ tranh chấp là Philippines và Trung Quốc mà còn liên đới đến nhiều quốc gia khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Vấn đề quyền đánh cá được Philipines đặt ra trong phiên điều trần thứ hai, ngày 30/11/2015. Bộ trưởng Bộ ngoại giao Philippines vào thời điểm đó đã phát biểu trước tòa rằng Ông tin tưởng Tòa trọng tài sẽ “có lợi cho tất cả các bên” vì đối với Trung Quốc “quốc gia này sẽ xác định và làm rõ các quyền lợi trên biển của mình”, còn đối với Philippines “Philippines sẽ làm rõ  các thẩm quyền thuộc về Philippines, cụ thể là quyền đánh cá, quyền đối với tài nguyên và quyền thực thi pháp luật trong EEZ của Philippines”, và đối với phần còn lại của cộng đồng quốc tế “Phán quyết của Tòa sẽ giúp đảm bảo hòa bình, an ninh, ổn định và tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.” Ông kỳ vọng trọng tài sẽ “định hướng cho các Quốc gia khác cân nhắc cơ chế giải quyết tranh chấp theo UNCLOS như một lựa chọn để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.” Ông tóm tắt các lập luận pháp lý chính và bày tỏ hy vọng rằng Tòa trọng tài sẽ giúp "thúc đẩy hòa bình, an ninh và láng giềng hữu nghị" và phù hợp với pháp luật quốc tế về “tính ưu việt trong UNCLOS mà các quốc gia sáng lập và soạn thảo đã đặt ra”.

Vấn đề quyền đánh bắt cá tại khu vực bãi cạn Scarborough

Philippines đã đưa ra các bằng chứng chứng minh mối liên hệ giữa bãi cạn Scarborough và đất liền Philippines, đồng thời liên quan đến quyền đánh bắt cá, quốc gia này cũng đã viện dẫn một cuốn sách xuất bản năm 1953 của Cục Nghề cá — mô tả Bãi cạn Scarborough trong lịch sử từng là một trong những “khu vực đánh bắt chính” cho ngư dân Philippines. Ngoài ra, bản khai của sáu ngư dân được Philippines phỏng vấn xác nhận hoạt động đánh bắt cá tại bãi cạn Scarborough trong những thế hệ gần đây, cung cấp tài liệu trực tiếp về các hoạt động đánh bắt của Philippines trong khu vực này ít nhất kể từ năm 1982 và bằng chứng gián tiếp từ năm 1972. Hoạt động đánh bắt cá tại bãi cạn chủ yếu dựa trên các phương pháp đánh bắt truyền thống.

Vấn đề quyền đánh bắt cá được đẩy lên thành một vấn đề quan trọng và là một trong những yêu cầu của Philippines trong đệ trình lên Tòa trọng tài Biển Đông xuất phát từ việc Trung Quốc đã liên tục tiến hành các hoạt động ngăn chặn việc đánh bắt cá của các tàu Philippines tại bãi cạn Scarborough (tháng 5 năm 2012 đến nay). Cụ thể, Philippines cáo buộc:

Bắt đầu từ tháng 4/2012, một loạt sự cố đã xảy ra giữa các tàu của Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough làm gia tăng căng thẳng giữa các Bên. Các nhà chức trách Philippines cho biết số lượng tàu cá Trung Quốc ngày càng tăng tại bãi cạn Scarborough và tăng cường kiểm tra để đối phó với những dấu hiệu cho thấy tàu Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp đánh bắt hủy diệt và thu hoạch trai, san hô và đặc biệt là loài rùa biển khổng lồ có nguy cơ tuyệt chủng. Trung Quốc tăng cường triển khai các tàu FLEC và CMS của mình để đáp trả lại các tàu Philippines, dẫn đến một loạt sự cố giữa các tàu Trung Quốc và Philippines vào ngày 10/4/2012, ngày 28/4/2012 và ngày 26/5/2012.  Các nỗ lực đàm phán để cùng nhau rút tàu chính phủ đã không thành công, và vào đầu tháng 6/2012, Trung Quốc đã “triển khai khoảng 28 thuyền dân sự qua lối vào phía đông nam của bãi cạn và liên kết các tàu này lại với nhau bằng dây thừng để thiết lập một hàng rào tạm thời” nhằm ngăn chặn lối vào của bãi cạn Scarborough. Hồ sơ chỉ ra rằng, khi căng thẳng gia tăng, các ngư dân hoạt động trong vùng lân cận Bãi cạn Scarborough đã bị ảnh hưởng bởi tranh chấp của các Bên. Trong một bản ghi nhớ ngày 2/6/2012, Tư lệnh “Lực lượng Hải quân Bắc Luzon” của Philippines cho rằng hàng rào mà Trung Quốc tạo ra“có khả năng được thiết kế để ngăn cản sự tiếp cận đối với bãi cạn hoặc nếu không thì ngăn chặn việc đi ra của các tàu Philippines từ bãi cạn này.” Hồ sơ chỉ ra rằng, khi căng thẳng gia tăng, các ngư dân hoạt động trong vùng lân cận Bãi cạn Scarborough đã bị ảnh hưởng bởi tranh chấp của các Bên. Trong một bản ghi nhớ ngày 2/6/2012, Tư lệnh “Lực lượng Hải quân Bắc Luzon” của Philippines đã viết rằng hàng rào của Trung Quốc “có khả năng được thiết kế để ngăn cản việc tiếp cận của tàu cá Philippines đối với bãi cạn”, ông cũng lưu ý rằng “ hành động của Trung Quốc gây nguy hiểm cho sự an toàn tính mạng trên biển của ngư dân Philippines, những người sử dụng bãi cạn làm nơi trú ẩn trong mùa bão để giảm thiểu tác động của gió mùa Tây Nam.

Tương tự, một bản ghi nhớ do Cục trưởng Cục Nghề cá và Nguồn lợi Thủy sản Philippines đệ trình nêu rõ: Kể từ tháng 4/2012, khi Trung Quốc nắm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough, người dân Philippines gặp khó khăn trong việc tiếp cận bãi cạn vì các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã tạo ra “khu vựccấm đánh cá” xung quanh đó. Các tàu tuần tra của Trung Quốc thực thi tại khu vực này bằng cách đe dọa các ngư dân Philippines đang cố gắng đánh bắt cá tại Scarborough. Hành vi này của chính phủ Trung Quốc, cùng với việc ban hành các luật mới, chẳng hạn như Quy định Hải Nam 2012 và lệnh cấm đánh bắt cá năm 2012, đã tạo ra một cảm giác sợ hãi sâu sắc trong ngư dân Philippines, khiến các hoạt động đánh bắt của những ngư dân này bị hạn chế đáng kể và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh kế của họ. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý là trong một số thời điểm  nhất định ngư dân Philippines vẫn được phép tiếp tục thực hiện quyền đánh bắt cá trong bãi cạn.

Trong phán quyết của Tòa, tòa nhận định rằng “trong những năm gần đây, ICJ đã hai lần có cơ hội để làm rõ sự khác biệt giữa quyền đánh cá lịch sử và danh nghĩa lịch sử mang lại quyền đối với các vùng biển”. Trong vụ Qatar và Bahrain, Tòa án lưu ý rằng việc đánh bắt ngọc trai lịch sử “dường như trong mọi trường hợp chưa bao giờ dẫn đến việc công nhận quyền gần như độc quyền về lãnh thổ đối với chính ngư trường hoặc đối với các vùng nước phụ cận.” Tương tự như vậy, trong vụ Thềm lục địa (Tunisia / Libyan Arab Jamahiriya), Tòa án đã phân biệt cơ sở pháp lý đối với quyền đánh bắt cá lịch sử - theo khía cạnh quyền đánh cá sẽ hạn chế phán quyết- về chế độ thềm lục địa. Tòa cũng giải thích, mục đích của việc dẫn lại các phán quyết này là để nhấn mạnh rằng tồn tại của một số cách sử dụng có thể nhận biết được trong số các thuật ngữ khác nhau cho các quyền bắt nguồn từ các quá trình lịch sử áp dụng trong bối cảnh của luật biển. Thuật ngữ 'quyền lịch sử' có bản chất chung và có thể mô tả là bất kỳ quyền nào mà một Quốc gia có thể có, điều này thường không phát sinh theo các quy tắc chung của luật pháp quốc tế, nếu không có hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Các quyền lịch sử có thể bao gồm chủ quyền, nhưng cũng có thể bao gồm các quyền hạn chế hơn, chẳng hạn như quyền đánh bắt cá hoặc quyền tiếp cận, vốn rất hạn chế hơn so với tuyên bố chủ quyền. Ngược lại, ‘danh nghĩa lịch sử’ được sử dụng đặc biệt hơn để chỉ chủ quyền lịch sử đối với các vùng đất hoặc vùng biển. "Vùng nước lịch sử" chỉ đơn giản là một thuật ngữ chỉ danh nghĩa lịch sử đối với các vùng biển, thường được sử dụng như một yêu sách đối với nội thủy hoặc như một yêu sách đối với lãnh hải, mặc dù là "luật quốc tế chung. . . không quy định một ‘chế độ’ duy nhất cho ‘vùng nước lịch sử’ hoặc ‘vịnh lịch sử’, nhưng chỉ có một chế độ cụ thể cho từng trường hợp cụ thể, được công nhận về "vùng nước lịch sử" hoặc "vịnh lịch sử".” Cuối cùng, ‘vịnh lịch sử’ chỉ đơn giản là một vịnh mà một Quốc gia tuyên bố chủ quyền vùng nước lịch sử. 

Tòa cho rằng cách sử dụng này đã được những người soạn thảo Công ước hiểu và việc tham chiếu đến 'các danh nghĩa lịch sử' trong Điều 298 (1) (a) (i) của Công ước theo đó là tham chiếu đến các tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử. Điều này phù hợp với một cách sử dụng trực tiếp khác của thuật ngữ, tại Điều 15 của Công ước, trong đó chủ quyền lịch sử có thể hiểu một cách dễ hiểu đối với việc phân định lãnh hải. Trái lại các “quyền lịch sử” khác không được đề cập trong Công ước và Tòa không tìm thấy bất cứ điều gì kết luận rằng Điều 298 (1) (a) (i) cũng nhằm loại trừ quyền tài phán ở một phạm vi rộng hơn và không xác định đến các yêu sách có thể có đối với các quyền lịch sử khác ngoài chủ quyền. 

Sự khác biệt trong việc sử dụng thuật ngữ trên cũng tồn tại trong tiếng Trung Quốc, Philippines đã trình bày trước Tòa rằng trong các tuyên bố công khai của mình, Trung Quốc đã viện dẫn các “quyền lịch sử” ở Biển Đông chứ không phải là “danh nghĩa lịch sử”. Về phần mình, Tòa án lưu ý rằng, cách sử dụng từ ngữ của Trung Quốc là hoàn toàn không nhất quán, trình bày bằng tiếng Anh của Trung Quốc trong công hàm ngày 6/7/2011 đã đề cập đến “vùng nước mà Trung Quốc có các danh nghĩa lịch sử bao gồm quyền chủ quyền và quyền tài phán”. Tuy nhiên, viện dẫn này trái ngược hoàn toàn với các tuyên bố của Trung Quốc, và Tòa cho rằng có nhiều khả năng đã xuất hiện nhầm lẫn trong bản dịch của Trung Quốc hơn là việc Trung Quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông. Tuy nhiên, quan trọng hơn, Tòa án cũng cho rằng sự thiếu vắng của một tuyên bố về danh nghĩa lịch sử có thể được suy ra từ việc Trung Quốc sử dụng một thuật ngữ rộng hơn và ít cụ thể hơn vì danh nghĩa lịch sử tạo thành một dạng quyền lịch sử. Tòa án cũng kết luận rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không đem lại một danh nghĩa lịch sử và nó cũng không phù hợp với yêu sách rằng các vùng nước ở Biển Đông đều cấu thành nội thủy hoặc lãnh hải của Trung Quốc.

Còn tiếp

Nguồn: 

The South China Sea Arbitration Award of 12 July 2016, PCA Case Nº 2013-19 in the matter of the South China sea arbitration