Tọa đàm Trách nhiệm Giải trình Tư pháp trong Bối cảnh Tăng cường Cải cách Tư pháp và Hội nhập Quốc tế ở Việt Nam
Tọa đàm Trách nhiệm Giải trình Tư pháp trong Bối cảnh Tăng cường Cải cách Tư pháp và Hội nhập Quốc tế ở Việt Nam
Sáng ngày 25/1/2018, Khoa Luật Đại học Duy Tân đã tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học: “Trách nhiệm giải trình Tư pháp trong bối cảnh tăng cường cải cách Tư pháp và Hội nhập quốc tế ở Việt Nam”. Tham dự có các khách mời đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội, đại diện đến từ Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. Đà Nẵng cùng đông đảo giảng viên và sinh viên Khoa Luật của Đại học Duy Tân.
Khách mời hào hứng chia sẻ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm giải trình Tư pháp
Bản chất của Trách nhiệm giải trình Tư pháp là việc công dân kiểm soát chính quyền của mình thông qua bầu cử. Những năm gần đây, với việc mở rộng cách tiếp cận với nhiều thành tố phức tạp hơn, buổi Tọa đàm Khoa học “Trách nhiệm giải trình Tư pháp trong bối cảnh tăng cường cải cách Tư pháp và Hội nhập quốc tế ở Việt Nam” được tổ chức là dịp để những người tham dự tìm hiểu sâu hơn về các tiêu chuẩn quốc tế, kinh nghiệm về giải trình Tư pháp của Việt Nam cũng như một số quốc gia khác.
Ở nghĩa rộng nhất có thể hiểu rằng, Trách nhiệm giải trình Tư pháp là một trong những hoạt động quyền lực thể hiện mối liên hệ giữa chủ thể quyền lực với khách thể của nó nhằm theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện các nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền. Những việc làm này được thực hiện nhằm bảo đảm để khách thể phải nằm trong quỹ đạo của các yêu cầu về quyền lực được xác định trong Hiến pháp, pháp luật và các đòi hỏi khác nhau của chủ thể quyền lực như đường lối, chính sách, đạo đức, tư tưởng,...
Đông đảo cán bộ, giảng viên và sinh viên Đại học Duy Tân tham dự buổi Tọa đàm
Tại buổi tọa đàm, một trong những nội dung tạo sự chú ý của những người tham dự là cần đặt trách nhiệm giải trình như thế nào cho hợp lý trong mối quan hệ với một số nguyên tắc cốt lõi khác của tư pháp - độc lập tư pháp. Chính vì điều này mà cộng đồng quốc tế và một số khu vực đã nỗ lực xây dựng một số chuẩn mực, khuyến nghị về các cơ chế, hình thức bảo đảm trách nhiệm giải trình Tư pháp.
Bên cạnh đó, nhiều tham luận nhận được sự quan tâm của giảng viên và sinh viên tham dự như: Nhà nước pháp quyền, cải cách Tư pháp và yêu cầu đối với Tòa án; Trách nhiệm giải trình trong hoạt động Nhà nước; Các điều kiện đảm bảo thực hiện trách nhiệm giải trình của Tòa án; Nguyên tắc “công bằng” trong xét xử vụ án hình sự dưới góc nhìn trách nhiệm giải trình Tư pháp,...
PGS. TS. Trịnh Quốc Toản, Khoa Luật, Đại học Duy Tân chia sẻ: “Trách nhiệm giải trình Tư pháp là một chủ đề đang và sẽ tiếp tục được thảo luận, đặc biệt trong mối liên hệ với độc lập Tư pháp. Tuy vậy, nhìn một cách tổng thể, phần lớn đều thừa nhận cách tiếp cận hài hòa giữa hai yếu tố này. Một số bài học quốc tế đã được rút ra về mối quan hệ này, đó là: xây dựng một hệ thống Tư pháp thông qua việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, tính mở và sự tín nhiệm của công chúng; độc lập Tư pháp yêu cầu cần được trao đổi nhiều thông tin hơn - một cách chính thức hoặc không chính thức; tăng cường chất lượng tiếp cận thông tin cho Tòa án lẫn công chúng sẽ tạo ra một hệ thống công lý cởi mở hơn, tăng cường sự tín nhiệm của công chúng vào hệ thống tư pháp và sự độc lập, minh bạch.”
(Truyền Thông)
- BẾ MẠC GIẢI BÓNG ĐÁ SINH VIÊN KHOA LUẬT LẦN THỨ V
- KHAI MẠC GIẢI BÓNG ĐÁ TRUYỀN THỐNG KHOA LUẬT LẦN THỨ V
- CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT KỶ NIỆM 30 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
- Sinh viên Luật và hành trình chinh phục cuộc thi "Trường học không ma túy"
- HỌC VIÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ BẢO VỆ THÀNH CÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ