Tổ chức chính trị xã hội là gì? Các tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam
1. Tổ chức chính trị - xã hội là gì?
Tổ chức chính trị-xã hội là các tổ chức được thành lập bởi những thành viên đại diện cho lực lượng xã hội nhất định, thực hiện các hoạt động xã hội rộng rãi và có ý nghĩa chính trị nhưng các hoạt động này không nhằm tới mục đích giành chính quyền.
Do quy mô và tính chất hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội mà các tổ chức này thường tồn tại và hoạt động bên cạnh các tổ chức chính trị với tính chất hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị. Các tổ chức chính trị-xã hội hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được chia thành nhiều cấp để hoạt động trong phạm vi cả nước. Các tổ chức này có điềụ lệ hoạt động do đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu các thành viên thông qua. Các tổ chức chính trị-xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
2. Các tổ chức chính trị-xã hội ở Việt Nam
Một số tổ chức chính trị-xã hội tiêu biểu ở Việt Nam là: Mật trận tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh.
2.1 Công đoàn
Công đoàn là tổ chức chính trị-xã hội rộng lớn cùa giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyên, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác, cùng với cơ quan nhà nước chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lí nhà nước, quản lí kinh tế-xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình được quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 2013, Công đoàn Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc đại diện cho người lao động, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kĩ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Công đoàn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc. Công đoàn tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cơ quan lãnh đạo các cấp của công đoàn đều do bầu cử lập ra và cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội công đoàn cấp đó. Giữa hai kì đại hội cơ quan lãnh đạo là ban chấp hành công đoàn do đại hội bầu ra.
Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Liên đoàn lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2.2. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức xã hội của thanh niên, được hình thành nhằm thu hút thế hệ trẻ vào những hoạt động xã hội bổ ích, lành mạnh, qua đó giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên. Các tổ chức của Đoàn thanh niên được hình thành trên phạm vi cả nước, có mặt hầu như ở tất cả các tổ chức, đơn vị, cơ quan từ trung ương đến địa phương.
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội, liên minh tự nguyện của thanh niên Việt Nam, là đội dự bị và cánh tay đắc lực của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tập hợp, đoàn kết, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà nước và xã hội; phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế và các đoàn thể quần chúng khác chăm lo và bảo vệ quyền lợi của thế hệ ữẻ, đề xuất với Đảng và Nhà nước các chính sách, quan điểm phát huy năng lực và tạo điều kiện cho thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện.
2.3 Hội cựu chiến binh Việt Nam
Hội cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức thành viên của hệ thống chính trị. Hội cựu chiến binh Việt Nam tập hợp, đoàn kết, bồi dưỡng và động viên cựu chiến binh phấn đấu giữ vững bản chất cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền, phát huy dân chủ, góp phần giữ ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng và an ninh; tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; góp phần tích cực vào việc giáo dục thế hệ trẻ và tham gia vào hoạt động nhân dân, thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
2.4. Hội nông dân Việt nam
Hội nông dân Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân Việt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt ữận Tổ quốc Việt Nam. Trong phạm vi chức năng của mình, Hội nông dân Việt Nam tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt; đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết toàn dân tộc; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh và đời sống.
2.5. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Với tính chất đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Điều 9 Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân Mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Mặt trận là đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần bảo vệ Tổ quốc
2.6. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ Việt Nam, là thành viên có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Trong chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tập hợp, đoàn kết, động viên, giáo dục các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực vào các công việc của Nhà nước và xã hội, các quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, thực hiện bình đẳng giới, phát huy vai trò đặc biệt của nữ giới trong việc xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, giáo dục các thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam...
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và các trường hợp chấm dứt hợp đồng
- Chính phủ thống nhất không tổ chức cơ quan điều tra VKSND Tối cao
- Năng lực hành vi dân sự theo độ tuổi của chủ thể tham gia giao dịch dân sự
- Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định nước ngoài thế nào?
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự