MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN (KỲ 4)

06/08/2018

   MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN (KỲ 4)

 

  Hiến pháp đã quy định quyền tự do cá nhân của mỗi người. Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định “.2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.” Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”

    Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn dành một số điều chế định sự bảo hộ hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản hợp pháp, sử dụng đất, lao động và việc làm (Điều 51, 54, 57).  Việc sắp xếp quyền con người phù hợp với việc sắp xếp các nhóm quyền của luật nhân quyền quốc tế là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.

Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng hầu hết các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, bao gồm: bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử, phân biệt nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 1, Điều 20); bảo vệ đời tư (Điều 21); tiếp cận thông tin (Điều 25); tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); bình đẳng giới (Điều 26); quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29); được xét xử công bằng, công khai (Điều 31); bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền việc làm (Điều 35);… Nếu Điều 63 của Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, thì Hiến pháp năm 2013 quy định “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26), tức là đã thay đổi quan niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới, từ chỉ bình đẳng với nữ giới sang bình đẳng với cả nam giới và  nữ giới. Chủ thể và nội dung quyền bình đẳng về giới, do vậy, được mở rộng và làm sâu sắc hơn.

Không chỉ củng cố các quyền đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 còn chế định một số quyền mới, như quyền sống (Điều 19); các quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (khoản 2, Điều 17).

. Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”(7). Việc quy định về hạn chế quyền là cần thiết để bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện một cách minh bạch, phòng ngừa sự cắt xén hay hạn chế các quyền này một cách tùy tiện từ phía các cơ quan nhà nước.

       Về quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp là cơ sở chủ yếu để xác định địa vị pháp lý của công dân. Hiến pháp năm 2013 cũng quy định khoản 1, 3, 4 điều 15 “1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4.Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”. Cho thấy nhà nước luôn bảo vệ quyền và lợi ích của công dân đồng thời đồng thời công dân phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Hiến pháp năm 2013 quy định nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi người mỗi công dân có nội dung đầy đủ, rõ ràng hơn so với các bản Hiến pháp trước đây. Bên cạnh đó nhà nước luôn cố gắng hoàn thiện quyền công dân và phân chia chúng thành các quyền chính trị các quyền văn hóa xã hội các tự do dân chủ và tự do cá nhân và xem xét nghĩa vụ của công dân cụ thể trong các (điều 23,25,27,28,30,34,35,42,44,46 Hiến pháp năm 2013).

 Điều 23 “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Đây là quyền bảo đảm điều kiện xã hội để con người tồn tại

     Các quyền về chính trị: quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội tham gia thảo luật các vấn đề của cả nước và địa phương “ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” (Điều 25). “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định” (điều 27). “1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.” (Điều 28). “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.” (Điều 29)(7).

       Do đó quyền tham gia quản lý nhà nước xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau công dân có quyền bầu cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; đóng góp ý kiến xây dựng văn hóa xã hội .v.v. của đất nước tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Hiến pháp và pháp luật; tham gia kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đảm bảo cho công dân làm chủ nhà nước làm chủ xã hội, thực hiện phương châm mọi công việc của nhà nước của xã hội “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đặc biệt là quyền bầu cử và ứng (điều 27) vào các cơ quan nhà nước là một trong các quyền cực kì quan trọng của công dân. Nhờ quyền bầu cử mà công dân có thể thể hiện được ý trí nguyện vọng, quyền và lợi ích của mình giải quyết được những vấn đề quan trọng của đất nước. Một một trong những quyền chính trị quan trọng mà Hiến pháp năm 2013 xác lập cho công dân là quyền khiếu nại và tố cáo. Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”

     Các quyền về kinh tế văn hóa xã hội:  nhà nước xã hội có kế hoạch ngày càng tạo việc làm cho người lao động.

Điều 34 Hiến pháp năm 2013 quy định “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.” 

Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

  1. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.   
  2. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.”

Điều 42 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.”

Như vậy nhìn vào các quyền con người và quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp chúng ta có thể đánh giá được mức độ dân chủ nhân đạo và tiến bộ và mối quan hệ giữa nhà nước xã hội và cá nhân.thông qua đó cần nhìn nhận những điều kiện để đảm bảo quyền con người và quyền công dân ở nước ta hiện nay.

  1. Điều kiện bảo đảm quyền con người

5.1. Dân chủ và nhân quyền

Dân chủ và quyền con người là những hiện tượng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Dân chủ là hình thức, hình thái nhà nước, là phương thức, cơ chế quản lý xã hội trong đó nhân dân được coi là người chủ quyền lực.  Sự phát triển và tự do của con người có mối tương quan với sự phát triển của dân chủ. Với tính cách là một hình thức nhà nước, dân chủ là chế độ nhà nước của nhân dân, hình thức nhà nước xuất phát từ nhân dân. Trong chế độ dân chủ, nhân dân là chủ thể của quyền lực, quyết định tổ chức và hoạt động của nhà nước  Dân chủ còn được coi là phương tiện, công cụ đảm bảo phát triển các quyền của con người.

      Về nguyên tắc, quyền con người và quyền công dân là những khái niệm chỉ gắn liền với chế độ dân chủ. Trong những năm gần đây, trong toàn bộ các vấn đề về quyền con người, dân chủ và nhân quyền nổi lên như những vấn đề bức xúc nhất, đặc biệt khi xu thế dân chủ hóa đang diễn ra một cách khác quan mạnh mẽ trong đời sống quốc tế. Do vây, việc thực hiên đảm bảo quyền con người phải gắn liền và phụ thuộc vào qua trình dân chủ hóa. Thực hiện các nguyên tắc dân chủ trong đời sống nhà nước, đời sống xã hội được quan niệm là con người đúng đắn về thực hiện quyền con người và quyền công dân.

5.2. Nhà nước pháp quyền với quyền con người và quyền công dân

Nhà nước pháp quyền có đặc trưng cơ bản là sự thống trị tối cao của pháp luật trong đời sống xã hội, nhưng pháp luật đó là pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích con người. Những nguyên tắc bảo vệ quyền con người và quyền công dân. Những nguyên tắc bảo vệ quyền con người trong nhà nước pháp quyền thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với nhà nước trong mối quan hệ đó cá nhân có ưu thế. Sự tồn tại và hoạt động của nhà nước vì mục đích duy nhất là phục vụ con người. Đương nhiên trong nhà nước pháp quyền, phương tiện để điều chỉnh các quan hệ giữa cá nhân với nhà nước là pháp luật. Pháp luật được coi là khế ước giữa công dân với nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền tồn tại quan hệ tương hỗ nhà nước phải gánh chịu trách nhiệm có nghĩa vụ đảm bảo quyền tự do của cá nhân, đồng thời cá nhân (công dân) phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Do vậy, muốn đảm bảo và thực hiện quyền con người và quyền công dân phải gắn liền nó với nhà nước pháp quyền.

(Xem tiếp kỳ 5)