MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN (KỲ 3)

06/08/2018

MỘT VÀI VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN (KỲ 3)

 

  1. Nội dung quyền con người và quyền công dân:

Nội dung quyền con người: Các quyền con người thế giới thừa nhận bảo vệ và được tuyên bố trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế mà đặc biệt là được coi là bộ luật quốc tế về quyền con người: tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa năm 1966. Trên cở sở đó có thể phân chia quyền con người thành ba nhóm: các quyền dân sự, các quyền kinh tế văn hóa xã hội, các quyền chính trị.

  • Các quyền dân sự thì bao gồm những quyền:
  • Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận là con người và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi
  • Quyền sống, tự do và an toàn thân thể, không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch
  • Quyền không bị tra tấn hay chịu hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm
  • Quyền được công nhận là con người trước pháp luật
  • Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng
  • Quyền yêu cầu tòa án can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản
  • Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ hay lưu đày tùy tiện
  • Quyền được xét xử công khai, công bằng bởi tòa án độc lập, không bị kết án và trừng phạt vượt quá khuôn khổ pháp luật
  • Quyền được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp
  • Quyền tự do đi lại, cư trú trong lãnh thổ quốc gia
  • Quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương
  • Quyền tự do tôn giáo; tự do thay đổi tôn giáo, tín ngưỡng; tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng
  • Quyền được bảo vệ đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, danh dự
  • Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo
  • Quyền kết hôn với sự thuận tình hoàn toàn tự do của hai bên và bình đẳng trong hôn nhân
  • Quyền sở hữu riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác, không bị tước đoạt tài sản
  • Các quyền chính trị:
  • Quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác khi bị đàn áp
  • Quyền có quốc tịch và không bị tước quốc tịch
  • Quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do quan niệm và phát biểu quan điểm
  • Quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình, không bị cưỡng ép gia nhập hội
  • Quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn
  • Quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước
  • Quyền biểu lộ ý nguyện thông qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự
  • Các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
  • Quyền được hưởng an sinh xã hội và đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết
  • Quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp
  • Quyền được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử cho những công việc ngang nhau
  • Quyền được trả lương đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác
  • Quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn
  • Quyền nghỉ ngơi và giải trí, hạn chế số giờ làm việc hợp lý và được hưởng những ngày nghỉ định kỳ có trả lương
  • Quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình
  • Quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn
  • Quyền của sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ, các con (chính thức hay ngoại hôn) đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau
  • Quyền được hưởng giáo dục, được hưởng chế độ giáo dục miễn phí mang tính cưỡng bách ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản
  • Quyền được phổ cập giáo dục kỹ thuật, chuyên nghiệp và cao đẳng trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn
  • Quyền được hưởng một nền giáo dục phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo
  • Quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con
  • Quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy
  • Quyền được bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình
  • Quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do có thể được thực hiện đầy đủ

         Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng hầu hết các quyền con người liệt kê trên đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các luật hiện hành của việt nam. Việt Nam đã tích cực tham gia các công ước quốc tế và nghị định thư quan trọng về quyền con người và đã nội luật hóa các công ước và nghị định thư quan trọng đó. Hiến pháp sửa đổi bổ sung quy định tại khoản 1 điều 14 như sau “ở nước Cộng hòa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật(16)

Trong Hiến pháp năm 2013 quyền con người và quyền công dân được quy định từ  điều 14 đến diều 49 đã có nhiều điểm mới, tiến bộ và hoàn thiện hơn so với Hiến pháp năm 1992. Chủ thể và nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân khẳng định rõ hơn cụ thể như sau:

Về quyền con người Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện được tầm quan trọng của quyền con người Hiến pháp năm 1992 quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương 5, nhưng Hiến pháp sửa đổi đã đưa chế định này lên sau chương Chế độ chính trị, đặt ở Chương 2, như vậy riêng bố cục cũng đã thể hiện tầm quan trọng của chương về quyền con người. Đồng thời, tên chương cũng đã có sự thay đổi, cụ thể: Ở Hiến pháp năm 1946 là Chương "Nghĩa vụ và quyền lợi công dân”, từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp năm 1992 là Chương "Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân”), đến Hiến pháp sửa đổi Chương này có tên gọi là "Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản công dân). Qua đó để khẳng định rằng, quyền con người là quyền tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong Hiến pháp năm 2013 đã có thay đổi  cụm từ “mọi công dân” thành “mọi người”. Điều đó cho thể thấy ở việt nam đã có bước tiến bộ hơn về  sự phân biệt con người và quyền công dân tránh việc dẫn đến thiếu hiểu biết sâu sắc về quyền con người như là quyền của “công dân toàn cầu” trong khi đó quyền công dân chỉ là quyền xác định trong một quốc gia

     Theo đó tại điều 16 Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “1.mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa xã hội.”. Đây là quyền cơ bản của con người thể hiện tính dân chủ trong đời sống  xã hội, không có sự phân biệt giữa người giàu và người nghèo,  giữa các dân tộc hay các tôn giáo, giới tính, các thành phần xã hội  giữa các tầng lớp xã hội...tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật thực hiện các quyền của mình mà không vi phạm pháp luật đồng thời không ai được phân biệt đối xử trong đời sống chính trị dân sự,kinh tế, văn hóa xã hội.

   Bổ sung thêm quy định tại điều 19 trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “mọi người có quyền sống, tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”

      Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định “1.mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe danh dự nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực truy bức, nhục hình hay hình thức đối xử nào khác xâm phạm nhân thân, thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự nhân phẩm. 2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt giam giữ người do luật định”. Đây là những quyền đảm bảo sự tồn tại và phát triển cơ thể của con người.

     Tại khoản 3 điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”, đã cho thấy sự khác biệt so với Hiến pháp năm 1992, thể hiện được quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của mọi người để chữa bệnh cho người thân, cũng như đề cao vai trò của bộ phận cơ thể người phục vụ cho việc nghiên cứu, chữa bệnh trong y học hiện nay.

 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

 Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

  1. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”(7).  Đây là một trong những điểm mới của quyền con người trong Hiến pháp năm 2013 cho thấy quyền con người đang được phát triển hơn trước. Ở điều 73 Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định về quyền bí mật thư tín điện thoại điện tín Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ ràng hơn.

(Xem tiếp kỳ 4)