MỘT VÀI KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT DO CHẬM THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN (Phần 2)

17/03/2018

MỘT VÀI KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ LÃI SUẤT DO CHẬM THANH TOÁN TRONG HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN (Phần 2)

Nguyễn Thị Thu Hồng*

Trịnh Tuấn Anh**

*,**Khoa Luật, Đại học Duy Tân

(tiếp theo)

  1. Bổ sung quy định về kết hợp chế tài bồi thường thiệt hại và Lãi suất do chậm thanh toán

Trong thực tế,việc chậm thanh toán có thể la nguyên nhân gây ra một số thiệt hại. Ngoài việc chịu lãi chậm trả, thì bên có nghĩa vụ có phải chịu bồi thương thiệt hại phát sinh này không? Để hiểu rõ xin dẫn hai ví dụ: Ông A bán cho ông B một ngôi nhà giá 500 triệu đồng và tìm kiếm một nơi ở khác. A chuyển nhà nhưng B không trả thiền như thỏa thuận trong khi A có ý định sử dụng khoản tiền này để mua nhà của C, và B cũng biết rõ. Do việc chậm thanh toán của B nên A phải thương lượng với C bằng cách cung cấp một tài sản khác để thế chấp và chịu lãi suất. Như vậy việc chậm thanh toán của B đã làm phát sinh thiệt hại cho A. Tương tự, A thỏa thuận cho B vay một khoản tiền để B thực hiện một hợp đồng mua bán khác vớiC. Nhứng đến hạn chót, A từ chối đưa tiền cho B và do đó không có tiền cho C đúng hạn. Vì thế nên C đã hủy hợp đồng và giao kết với người khác. Ở đây, việc không đưa tiền đúng thỏa thuận đã gây thiệt hại cho B.

Pháp luật các nước quy định không thống nhất về việc kết hợp chế tài bồi thường thiệt hại với trách nhiệm chịu lãi chậm trả. Theo luật Bỉ, Hà Lan thì về nguyên tắc bên cạnh việc chịu lãi chậm trả bên có nghĩa vụ thanh toán không phải bồi thường thiệt hại. Nhưng phần lớn các hệ thống pháp luật khác của châu Âu cho phép kết hợp hai loại chế tài này. Ví dụ, việc bồi thường có thể kết hợp với lãi chậm trả ở Anh, Đan Mạch, Phần Lan. Bội nguyên tắc châu Âu về hợp đồng cũng cho phép sự kết này. Cụ thể, tiếp theo khoản 1 cho phép bên có quyền hưởng lãi chậm trả, khoản 2, Điều 9.508 quy định:” bên có quyền còn có thể được bồi thường với những thiệt hại khác”. Tương tự, khoản 3 điều 7.49 Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế Unidroit” bên có quyền ngoài ra còn được quyền yêu cầu bồi thường cho mọi thiệt hại bổ sung”. PLVN không quy định rõ vê sự kết hợp này. Các bản án cũng không rõ về vấn đề này[1]. Chính vì vậy luật thương mại nên cho phép việc kết hợp nếu bên có quyền chứng minh được rằng việc chậm thanh toán đã gây ra cho họ một số thiệt hại. Việc kết hợp này là hoàn toàn hợp lý vì, thứ nhất không có quy định nào của PLVN hiện hành cấm điều này,và thứ hai chịu Lãi suất do chậm thanh toán  và bội thường htieejt hại là hai chế định khác nhau. Khi có những điều kiện của bồi thường thiệt hại được thỏa mãn thì không có lý do gì không chấp nhật việc kết hợp.

  1. Bổ sung chế tài phạt vi phạm

BLDS quy định chế tài cho vay nặng lãi đối với hợp đồng vay tài sản (tức là phần chuyên biệt của hợp đồng thông dụng) nhưng thực tiễn lại áp dụng đối với những hợp đồng có nghĩa vụ thanh toán một khoản tiền không phân biệt bản chất hợp đồng. Do đó, chế tài cho vay nặng lãi không còn là một quy định của luật chuyên biệt cho một hợp đồng cho vay tài sản mà là quy định của luật chung về hợp đồng. Với cách giải quyết như vậy trong bản án số 138/2009/DS-GĐT của TANDTC, tòa án đã đi xa hơn văn VBQPL. Việc giải quyết theo hướng này có hệ quả là mức phạt chậm không được vượt quá mức cho phép. Bên cạnh đó chúng ta thấy trong bản án số 28/2007/ KDTM-ST của TAND Quận 11, Tòa án lại coi thỏa thuận về lãi suất chạm thanh toán tiền mua là một dạng của phạt vi phạm hợp đồng. Xét về bản chất, đây là chế tài cho việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán và chế tài này là một khoản tiền theo thỏa thuận của các bên. Khoản tiền này được trả khi có việc chậm thanh toán. Do vậy thỏa thuận này có đầy đủc ác yếu tố của vi phạm hợp đồng. Việc giải quyết theo hướng là phạt vi phạm cho phép giới hạn mức 8% giá trị nghĩa vụ không được thực hiện theo pháp luật thương mại. Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy cách giải quyết này là không thuyết phục bởi vì trong cùng hệ thống pháp luật và đối cùng một loại thỏa thuận, thì cùng một lúc lại coi là thỏa thuận phạt vi phạm, lúc thì coi đây là dạng thỏa thuận về lãi cho vay với những hệ quả pháp lý rất khác nhau. Chúng ta nên có sự thống nhất về bản chất cho các loại thỏa thuận này. Vấn đề còn lại là thống nhất giải quyết theo hướng nào? Phải chăng chúng ta nên theo hướng đây là một dạng về thỏa thuận phạt vi phạm? Nếu theo hướng này thì chúng ta có thể giảm mức thỏa thuận nếu vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ không được thực hiện đúng. Tuy nhiên, khả năng giảm này chỉ đúng với hợp đồng chịu sự chi phối của luật thương mại. Nếu coi đây là dạng thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng và hợp đồng có tranh chấp chịu sự chi phối của pháp luật dân sự thì chúng ta không có khả năng giảm mức thỏa thuận quá cao. Có lẽ nên coi đây là một thỏa thuận về lãi cho vay nên chịu sự điều chỉnh quy định pháp luật vê chống vay nặng lãi. Và vì các quy định về chống vay nặng lãi nằm trong BLDS nên được áp dụng cho hợp đồng dân sư cũng như hợp đồng thương mại (vì luật thương mại không có quy định khác). Chúng ta có thể lý giải việc coi thỏa thuận này là một dạng thỏa thuận về lãi cho vay như sau: Khi hợp đồng có nghĩa vụ thanh toán với thỏa thuận lãi suất khi có chậm thanh toán thì bản chất quan hệ hai bên không khác gì việc kí kết hai hợp đồng: hợp đồng phát sinh nghĩa vụ thanh toán (hợp đồng vay, thuê, mượn tài sản..) và hợp đồng cho vay đối với khoản tiền đáng ra phải trả . Vì vậy cần áp dụng chế độ nặng lãi với hợp đồng thứ hai.

 

[1] Đỗ Văn Đại (2009), Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 218.