CÁC LOẠI TRANH CHẤP THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI
- Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. (Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005)
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại giải quyết theo các hình thức sau đây:
1. Thương lượng giữa các bên.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Khoản 3 Điều 317 Luật Thương mại năm 2005 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp thương mại của Trọng tài. Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài do pháp luật quy định.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam (Điều 14 Luật Đầu tư năm 2020).
Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
- Thương lượng
- Hoà giải
- Toà án
- Trọng tài
Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
- Trọng tài Việt Nam
- Tòa án Việt Nam
Tranh chấp trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hưởng quy định như nhà đầu tư nước ngoài
- Tòa án Việt Nam;
- Trọng tài Việt Nam;
- Trọng tài nước ngoài;
- Trọng tài quốc tế;
- Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập.
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam
- Trọng tài Việt Nam
- Tòa án Việt Nam
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. (Điều 17 Luật Đầu tư năm 2020)
- Các hoạt động thương mại được quy định trong các luật khác.
2. Tranh chấp trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại
- Luật TTTM năm 2010: mở rộng thẩm quyền của trọng tài thương mại
+ Tranh chấp thương nhân – thương nhân
+ Tranh chấp thương nhân – cá nhân, tổ chức không phải thương nhân
Chủ thể tiến hành hoạt động thương mại là thương nhân, hoặc các cá nhân, tổ chức khác không phải thương nhân.
- Thương nhân Việt Nam: Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại năm 2005
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân nước ngoài: Khoản 1 Điều 16 Luật Thương mại năm 2005
Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài
Chẳng hạn như tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp như yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên (Điều 63 Luật Doanh nghiệp năm 2020) hay yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông của công ty CP (Điều 147 Luật Doanh nghiệp năm 2020) đều có thể được giải quyết bởi Trọng tài thương mại.
- Nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
- Chính thức trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Một số điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025