0236.3650403 (128)

PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ


1.1. Ô nhiễm không khí và kiểm soát ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho các sinh vật khác như động vật và cây lương thực, và có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.

1.1.2. Kiểm soát ô nhiễm không khí

Kiểm soát ô nhiễm không khí là hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân tiến hành để bảo vệ không khí trước những tác động gây ô nhiễm do sự biến đổi bất thường của tự nhiên và hành vi con người gây ra. Cụ thể đó là những hoạt động sau:

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống tiêu chuẩn môi trường không khí.

- Phòng chống, khắc phục ô nhiễm không khí, sự cố ô nhiễm môi trường không khí. Ví dụ như: hoạt động quan trắc, đánh giá định kì hiện trạng không khí, xây dựng hệ thống xử lí, khắc phục sự cố ô nhiễm không khí…

- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải.

- Tổ chức chặt chẽ hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí từ trung ương xuống địa phương.

1.2. Những nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí

1.2.1. Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm; phòng chống, khắc phục và cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí

* Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm

- Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm tĩnh:

+ Thải khí trong giới hạn cho phép

+ Cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguồn phát thải khí thải công nghiệp lớn phải đăng kí nguồn gây ô nhiễm, đo đạc, thống kê và có biện pháp xử lí. Có biện pháp xử lí và giảm thiểu bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.

- Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm động:

+ Các chủ phương tiện giao thông không được thải khói bụi, khí độc quá giới hạn cho phép.

+ Các loại phương tiện phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải bảo đảm quy chuẩn.

+ Các phương tiện chạy xăng thì chủ phương tiện phải sử dụng xăng không pha chì để giảm thiểu ô nhiễm.

1.2.2. Hệ thống cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí

- Cơ quan có thẩm quyền chung:

+ Chính phủ: có trách nhiệm tổ chức, thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường; thi hành chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thống nhất quản lí vè bảo vje môi trường trong phạm vi cả nước.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Đây là các cơ quan kiểm soát ô nhiễm không khí ở địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tình căn cứ trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của mình để thực hiện một số công việc sau: ban hành và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí tại địa phương; thẩm định báo cáo ĐTM; cấp giấy phép về môi trường cho các cơ sở công nghiệp theo thẩm quyền do pháp luật quy định.

- Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn:

+ Bộ tài nguyên môi trường: Cơ quan chịu trách nhiệm chuyên môn cao nhất và trực tiếp trước Chính phủ trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm không khí.

+ Cục khí tượng thủy văn – đơn vị trực thuộc Bộ tài nguyên và môi trường hỗ trợ Bộ trưởng thực hiện chức năng của kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm không khí.

+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng của mình có trách nhiệm thực hiện kiểm soát ô nhiễm môi trường khi các cơ quan này tiến hành các hoạt động có liên quan đến môi trường không khí như: Bộ công thương, bộ giao thông vận tải.

+ Sở tài nguyên và môi trường: giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện kiểm soát ô nhiễm không khí tại địa phương trong lĩnh vực chuyên môn như: tiến hành các hoạt động thanh tra môi trường không khí, tiếp nhận giải quyết các khiếu nại, tố cáo các vi phạm pháp luật về môi trường không khí…

1.3. Xử lí vi phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí

1.3.1. Xử lí hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát ô nhiễm không khí

  1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:

- Các hành vi vi phạm các quy định về đăng ký môi trường, giấy phép môi trường, đánh giá tác động môi trường;

- Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;

- Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;

- Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu chức năng sản xuất công nghiệp của khu kinh tế (sau đây gọi chung là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung), cụm công nghiệp, làng nghề;

- Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện, nguyên liệu, phế liệu; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;

- Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy;

- Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố chất thải; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng ô-dôn;

- Các hành vi vi phạm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bao gồm: các quy định về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;

- Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện quan trắc môi trường; quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường;

- Các hành vi cản trở trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định.

  1. Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

  1. a) Cảnh cáo;
  2. b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
  3. Hình thức xử phạt bổ sung:
  4. a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: giấy phép môi trường; giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; giấy phép tiếp cận nguồn gen; giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận phòng thí nghiệm nghiên cứu sinh vật biến đổi gen; quyết định công nhận cơ sở khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen (sau đây gọi chung là giấy phép) hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
  5. b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;
  6. c) Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.