Phân tích nhiệm vụ, nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
1. Nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Đảng và Nhà nước ta chù trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy dân chủ, tăng cứờng kỷ cương, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa làm cho dân giàu, nước mạnh thì pháp luật càng có vai quan trọng. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, với chức năng là điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự, luật tố tụng dân sự Việt Nam có nhiệm vụ bâo đảm thực hiện những nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Hiện tại, nhiệm vụ của luật tố tụng dân sự Việt Nam đã được quy định trọng nhiều văn bản pháp luật tổ tụng dân sự.
Theo quy định này thì luật tố tụng dân sự Việt Nam có những nhiệm vụ cơ bản sau đây:
Thứ nhất, thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Để không ngừng nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc dân sự, đáp ứng được những yêu cầu mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong giai đoạn hiện nay luật tố tụng dân sự Việt Nam phải thể chế hoá được quan điểm, đường lối của Đảng trong Nghị quyết của Bộ chính trị số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Kết luận của Bộ chính trị số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 ... Bên cạnh đó, luật tố tụng dân sự Việt Nam cũng phải thể chế hoá được quan điểm, đường lọi của Đảng ttong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Thứ hai, quy định quy trình tố tụng dân sự thật sự khoa học làm cho các hoạt động giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự và tham gia tố tụng dân sự của các chủ thể tố tụng có nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, cũng tạo ra được cơ chế kiểm sát, giám sát hoạt động tuân theo pháp luật ttong quá trình tố tụng dân sự có hiệu quả, bảo đảm các hoạt động tố tụng dân sự tiến hành được đúng đắn. Qua đó, bảo đảm việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh, đúng pháp luật và bảo đảm được quyền bảo vệ cùa đương sự trong tố tụng dân sự.
Thứ ba, bảo đảm cho toà án xử lý được nghiêm minh các hành vi trái pháp luật; bảo đảm việc thi hành-được các bản án, quyết định dân sự của toà án. Trên cơ sở đó, ngăn chặn và khắc phục kịp thời hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ được lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chửc đồng thời giáo dục được mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.
Ngoài các nhiệm vụ cơ bản trên, luật tố tụng dân sự Việt Nam còn có nhiệm vụ bào đảm phát huy dân chủ tròng tổ tụng dân sự; tạo điều kiện cho mọi người đóng góp được nhiều sức lực và trí tuệ vào các công việc của Nhà nước và xã hội. Trong đó, có cả việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
2. Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “nguồn” được hiểu là nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp hay rút ra cái gì, điều gì. Nguồn luật được hiểu là nơi rút ra các quy tắc xử sự cửa các chủ thể trong xã hội do Nhà nước quy định. Các văn bản pháp luật là một trong những hình thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong quản lý xã hội nên được coi là nguồn luật cơ bản. Nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa toà án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, người tham gia tố tụng và người liên quan phát sinh trong tổ tụng dân sự. Các văn bản pháp luật là nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều loại như Hiến pháp, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tổ chức tòa án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân (LTCVKSND) và các văn bản pháp luật khác.
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ câu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và nhà nước quản lý. Các văn bản pháp luật khác được nhà nước ban hành nhằm cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp. Hiến pháp là một nguồn quan trọng của luật tố tụng dân sự. Trong Hiến pháp có nhiều quy định về nguyên tắc của hoạt động tố tụng dân sự như quy định về hoạt động xét xử của toà án có hội thẩm nhân dân tham gia; thẩm phán, hội thẩm nhân dân khi xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; toà án xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa sổ (Điều 103) V.V.. Trên cơ sở những quy định này của Hiến pháp, các văn bản pháp luật tố tụng dân sự quy định cụ thể trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.
- Bộ luật tố tụng dân sự là nguồn chủ yếu nhất và quan trọng nhất của luật tố tụng dân sự. Trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự thì Bộ luật tố tụng dân sự là văn bản pháp luật tổ tụng dân sự có hiệu lực cao nhất, có phạm vi điều chỉnh rộng nhất, quy định trực tiếp và có hệ thống về tất cả các vấn đề của tổ tụng dân sự.
- Luật tổ chức tòa án nhân dân và Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân chủ yếu quy định về tổ chức của toà án, viện kiểm sát. Tuy vậy, ứong Luật tổ chức tòa án nhân dân, Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân cũng có nhiều quy định về nguyên tắc hoạt động của toà án, viện kiểm sát ttong tố tụng dần sự nên các văn bản pháp lùật này cũng là một trong các nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nâm.
- Pháp lệnh án phí, lệ phí toà án (PLAPLPTA) quy định về các loại án phí, lệ phí, nguyên tắc thu nộp án phí lệ phí V.V..
- Các văn bản pháp luật khác như Bộ luật dân sự (BLDS), Bệ luật lao động (BLLĐ), Luật hôn nhân và gia đình (LHN&GĐ), Luật thương mại (LTM), Luật trọng tài thương mại (LTTTM) ... tuy không phải là các văn bản tố tụng dân sự nhưng vẫn có những quy định về tố tụng dân sự. Ngoài ra, Nghị quyết của Quốc hội số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hôi số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí toà án, Nghị quyết của HĐTP TANDTC so 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật tố tụng dân sự và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tố tụng hành chính; Thông tư liên tích số 02/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC ngày 31/8/2016 củạ TANDTC... và VKSNDTC quy định việc phối hợp giữa VKSND và T AND trong việc thi hành một sổ quy định củạ Bộ luật tố tụng dân sự ... cũng là một trong các nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam.