0236.3650403 (128)

Chính sách cạnh tranh và vai trò của pháp luật cạnh tranh


      1. Chính sách cạnh tranh và vai trò của pháp luật cạnh tranh
        1. Chính sách cạnh tranh

         Có thể hiểu rằng, sự điều chỉnh của nhà nước đối với cạnh tranh thể hiện thông qua chính sách cạnh tranh. Nói cách khác, chính sách cạnh tranh dùng để chỉ các biện pháp, công cụ vĩ mô mà Nhà nước thực hiện nhằm khuyến khích cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng chống lại độc quyền[1]. Theo Từ điển Chính sách thương mại quốc tế[2], chính sách cạnh tranh bao gồm các quy tc và quy định nhằm thúc đẩy môi trường cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên. Tóm lại, chính sách cạnh tranh được hiểu là tất cả những biện pháp của nhà nước để bảo vệ và thúc đẩy cạnh tranh, để cạnh tranh tồn tại như một công cụ điều tiết của kinh tế thị trường. Chính sách cạnh tranh thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu cuối cùng là tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

         Chính sách cạnh tranh, thông qua việc khuyến khích cạnh tranh trên thị trường, hướng tới việc đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực kinh tế và đề cao lợi ích của người tiêu dùng, bao gồm việc cung cấp hàng hóa với chi phí thấp nhất, cân bằng giữa yếu tố tỷ lệ lợi nhuận và giá cả và cải tiến sản phẩm[3]. Chính sách cạnh tranh được thực hiện chủ yếu thông qua việc kiểm soát cấu trúc của thị trường và trong những trường hợp nhất định, kiểm soát một cách trực tiếp các hành vi thị trường, ví dụ như kiểm soát giá cả của một mặt hàng nhất định để giới hạn tỷ lệ lợi nhuận của một ngành kinh tế nhất định. Có hai cách tiếp cận cơ bản để kiểm soát cấu trúc và hành vi thị trường bao gồm (i) tiếp cận mang tính chỉ đạo và (ii) tiếp cận mang tính định hướng.

         Về tiếp cận mang tính chỉ đạo, đây có nghĩa là đưa ra các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được của cấu trúc và hành vi thị trường và cấm đoán tất cả các những biểu hiện rõ ràng vi phạm các tiêu chuẩn này. Một số ví dụ của cách tiếp cận này như: cấm tất cả các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để ấn định giá hoặc các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường để phân biệt đối xử...

         Về tiếp cận mang tính định hướng, đây là hướng tiếp cận có tính thực dụng hơn. Theo cách tiếp cận này, các hành vi gây ảnh hưởng bất lợi đến cạnh tranh lành mạnh và trung thực sẽ được xem xét, cân nhắc cả hai mặt của hành vi (tiêu cực và tích cực) để quyết định việc có cho phép các chủ thể thực hiện hay không. Cách tiếp cận này thể hiện ở các quy định ngoại lệ hoặc các miễn trừ.

         Chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những chức năng cơ bản sau:

         Thứ nhất, tạo nền tảng cơ bản cho quá trình cạnh tranh, duy trì và thúc đẩy quá trình cạnh tranh tự do hay bảo vệ hoặc thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả. Để thực hiện được các mục tiêu này, chính sách cạnh tranh hướng các doanh nghiệp tới việc tự do thương mại, tự do lựa chọn và tự do tiếp cận thị trường.

         Thứ hai, điều tiết quá trình cạnh tranh, hướng quá trình này phục vụ cho những mục tiêu đã được định sẵn, ví dụ như đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, duy trì sự công bằng, trung thực trong kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng...

         Để thực hiện chính sách cạnh tranh và bảo vệ cạnh tranh trên thị trường, các quốc gia thường sử dụng các công cụ điều tiết khác nhau. Có thể chia các công cụ này thành 2 nhóm: nhóm các công cụ tạo môi trường cho cạnh tranh và nhóm các công cụ can thiệp vào các hành vi gây thiệt hại cho cạnh tranh hoặc bóp méo cạnh tranh.

         Nhóm công cụ thứ nhất bao gồm các quy định liên quan đến việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh, chính sách thuế, các công cu kiểm soát giá cả ... 

         Nhóm công cụ thứ hai bao gồm các quy định nhằm chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh, kiểm soát quá trình hình thành độc quyền và chống các biểu hiện lạm dụng quyền lực thị trường nhằm khuyến khích và bảo vệ cạnh tranh. Nhóm công cụ thứ hai này chính là pháp luật cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh là công cụ chủ yếu của chính sách cạnh tranh vì nó tác động vào cạnh tranh một cách cụ thể và trực tiếp.

         Pháp luật cạnh tranh của hầu hết các nước đều điều chỉnh hai nhóm hành vi chính bao gồm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh tranh, trong đó việc điều chỉnh nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh thường phức tạp hơn. Thông thường nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm các biểu mg do hiện sau đây[4]: (i) các thỏa thuận ngang (chủ yếu các thỏa thuận giữa các công ty về giữ và kiểm soát giá), (ii) các thỏa thuận dọc (có thể bao gồm việc phân phối độc quyền, duy trì giá bán, hạn chế địa lý trong hoạt động và quan hệ), (iii) các hành vi thao túng thị trường của các doanh nghiệp độc quyền và các doanh nghiệp có quyền lực thị trường, và (iv) việc sát nhập và mua lại của các doanh nghiệp với mục đích tích tụ quyền lực thị trường (các hành vi TTKT).

        1. Pháp luật cạnh tranh và vai trò của pháp luật cạnh tranh đối với nền kinh tế

         Thứ nhất, về khái niệm và cấu trúc của pháp luật cạnh tranh

         Trong hệ thống các công cụ bảo vệ cạnh tranh, ban hành và thực hiện pháp luật cạnh tranh luôn là công cụ có hiệu quả hơn cả. Pháp luật cạnh tranh được coi là trụ cột của pháp luật kinh tế công, có vai trò là một bản "Hiến pháp của nền kinh tế thị trường". Với ý nghĩa như vậy, pháp luật cạnh tranh được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trên thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh và chống/cấm đoán các hành vi làm loại trừ, giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh.

         Pháp luật cạnh tranh của các nước khác nhau có cấu trúc khác nhau. Ở Hoa Kỳ, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Sherman 1890 chống một số hành vị hạn chế thương mại và lạm dụng độc quyền, Luật Clayton 1914 điều chỉnh hoạt động mua lại và cấm một số thỏa thuận độc quyền, Luật Federal Commission 1914 chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Luật Robinson-Patman 1930 ngăn cấm các hành vi phân biệt đối xử về giá.

         Luật cạnh tranh của Pháp được hình thành từ những nguồn như Hiệp định Rome về hình thành Cộng đồng châu Âu (bao gồm các điều từ 81 đến 89), Bộ luật Thương mại (chủ yếu từ Điều L.420-1 đến L.470-8), BLDS (chủ yếu Điều 1381 và Điều 1382 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng), Bộ luật Hình sự (các điều quy định về tội phạm trong lĩnh vực cạnh tranh), án lệ (nguồn chủ đạo đối với điều chỉnh cạnh tranh không lành mạnh)[5].

         Tại Việt Nam, các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh được hệ thống hóa trong đạo luật về cạnh tranh, đầu tiên là LCT năm 2004 và nay là LCT năm 2018 và các văn bản hướng dẫn luật này. Dù được hệ thống hóa trong một văn bản pháp luật hay được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, pháp luật của hầu hết do đầu chia các mu đình nhận một các nước đều chia các quy định pháp luật cạnh tranh thành hai nhóm, căn cứ vào những khác biệt mang tính bản chất của hai nhóm hành vi này: pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (còn gọi là chống độc quyền hay kiểm soát độc quyền). Sở dĩ có sự phân biệt như vậy là vì, như đã trình bày ở trên, căn cứ vào tính chất của hành vi và mức độ nguy hại của chúng đối với thị trường mà phương thức và tính cương quyết trong các biện pháp xử lý của pháp luật đối với hai nhóm hành vi này là khác nhau. 

         Bên cạnh đó, do tính đặc thù của việc giám sát hoạt động cạnh tranh trên thị trường, pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh còn bao gồm các quy định liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh, về trình tự và thủ tục thẩm định, khiếu nại và khiếu kiện, thẩm quyền của các cơ quan tài phán cũng như việc áp dụng các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm. Tóm lại, cơ cấu hệ thống pháp luật cạnh tranh chủ yếu bao gồm:

  1. Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh;
  2. Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh và kiểm soát TTKT;
  3. Pháp luật về điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hay còn gọi là pháp luật về tố tụng cạnh tranh.

         Ngoài ra, liên đến quan den pháp luật cạnh tranh còn có thể kể đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác như: pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá, pháp luật về quảng cáo, pháp luật về khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế, pháp luật về điều kiện thương mại chung...

         Thứ hai, về vai trò của pháp luật cạnh tranh

         Vai trò của pháp luật cạnh tranh thể hiện rất xúc tích trong một bài phát biểu của Thomas Woodrow Wilson[6]: "Trong khi luật pháp không thể sáng tạo ra cạnh tranh, pháp luật có thể làm hồi sinh cạnh tranh hoặc cấm đoán các hành vi triệt tiêu cạnh tranh và bằng việc ban hành luật lệ nhằm trả lại dũng khí và cơ hội cho cạnh tranh, chúng ta có thể kìm hãm và ngăn ngừa được độc quyền"[7]

         Vai trò của pháp luật cạnh tranh cũng được thể hiện qua các mục tiêu của Luật Cạnh tranh. Cụ thể, theo Tờ trình số 377/TTr-CP ngày 6/9/2017 của Chính phủ Về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi), Luật Cạnh tranh phục vụ cho mục tiêu quan trọng nhất là:

          "Bảo vệ môi trường cạnh tranh/hoạt động cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị trường, thông qua đó tăng cường hiệu quả của toàn bộ nền kinh tê, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam". 

         Luật Cạnh tranh cần được coi là đạo luật hướng tới các lợi ích công, là phương tiện giúp phân bổ hiệu quả các nguồn lực, tăng cường hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế từ đó mang lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt hơn và giá cả hợp lý. Theo Dự án Hỗ trợ và thực thi chính sách (PIAP), mục đích của Luật Cạnh tranh Canada là nhằm duy thích ứng của nền kinh tế Canada, mở rộng các cơ hội tham gia thị trường thế trì và khuyến khích cạnh tranh ở Canada để thúc đẩy tính hiệu quả và khả năng giới của Canada, bảo đảm rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được cơ hội bình đẳng để tham gia vào nền kinh tế Canada và mang lại cho người tiêu dùng mức giá cạnh tranh và những sự lựa chọn về sản phẩm[8]. Quá trình hình thành và phát tiển của pháp luật cạnh tranh trên thế giới và ở Việt Nam

         Qua đó có thể tóm gọn lại rằng, pháp luật cạnh tranh có các vai trò cơ bản sau đây:

         Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh có vai trò thúc đẩy tính hiệu quả của cạnh tranh; tạo ra những động lực mới, thúc đẩy cạnh tranh thông qua "bảo toàn" năng lực cạnh tranh thực tế của các doanh nghiệp trên thị trường (chứ không trực tiếp tạo ra sức cạnh tranh mới trong nền kinh tế).

         Có thể thấy rằng pháp luật cạnh tranh không có mục tiêu trực tiếp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp lệ thuộc chủ yếu vào các yếu tố mang tính kinh tế - kỹ thuật chứ không thể trông cậy vào sự trợ giúp trực tiếp của pháp luật cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh không thuộc nhóm các quy định pháp luật mang tính "mở đường" mà thuộc nhóm các quy định pháp luật mang tính "ngăn cản" và "can thiệp". Mục tiêu của pháp luật cạnh tranh là việc ngăn ngừa và xử lý những hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo đức và tập quán kinh doanh của các doanh nghiệp mà qua đó, các doanh nghiệp này tìm cách tạo cho mình những lợi thế cạnh tranh không trong sáng hoặc không lành mạnh.

         Thứ hai, thông qua các quy phạm cấm đoán và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các quy định nhận dạng các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường và cách thức điều tra, xử lý hành vi có dấu hiệu vi phạm, pháp luật cạnh tranh góp phần tạo lập môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng, tự do.

         Thứ ba, pháp luật cạnh tranh tạo cơ chế và quy định các trình tự thủ tục để các chủ thể tham gia thị trường và người tiêu dùng có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình khỏi những hành vi xâm hại. Ở góc độ này, pháp luật cạnh tranh được coi là pháp luật bổ trợ cho pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng một cách gián tiếp thông qua bảo vệ cạnh tranh. Tuy cạnh tranh là hoạt động và hành vi của các chủ thể hoạt động theo luật tư, hình thức và phương pháp cạnh tranh là "luật chơi" của thị trường. Pháp luật cạnh tranh hiểu theo nghĩa hẹp bao gồm những quy định mang tính cấm đoán, ngăn cản những hành vi cạnh tranh nên trong trường hợp phải được thực hiện theo phương pháp của luật công. nhiều Trong khi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh, pháp luật cạnh tranh hầu hết tiếp cận từ mặt mặt sau hay mặt trái của vấn đề. Cách tiếp cận này thể hiện ở việc pháp luật cạnh tranh chỉ quy định và liệt kê những hành vi bị cấm đoán và cách thức xử lý đối với các hành vi đó. Đây là những dấu hiệu để phân biệt pháp luật pháp luật về cạnh tranh với những lĩnh vực pháp luật khác như Luật Doanh nghiệp hay Luật Thương mại, những luật bao gồm những quy phạm quy định cách thức xử sự, hay nói cách khác là các luật tạo lập và duy trì quyền tự do kinh doanh và tự do cạnh tranh.

         Các biện pháp pháp lý được áp dụng để chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền thường được áp dụng bao gồm các biện pháp hành chính như xử phạt hành vi vi phạm, tuyên bố các hợp đồng, thỏa thuận cấu kết để hạn chế cạnh tranh, tạo thế độc quyền là bất hợp pháp hoặc vô hiệu, bắt buộc công khai năng lực cạnh tranh theo quy định của pháp luật, buộc chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc độc quyền bất hợp pháp, thu hồi giấy phép kinh doanh, buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh, phạt tiền đối với các hành vi vi phạm pháp luật, tịch thu các khoản lợi đã hưởng bất chính; biện pháp xử lý về dân sự như bồi thường thiệt hại và thậm chí là xử lý về mặt hình sự như phạt tù giam hoặc phạt tiền đối với chủ thể vi phạm.

 

[1] Phan Đăng Bình, Nguyễn Văn Lập (1995), Từ điển Kinh tế, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, tr. 87.

[2] Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2005), Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Hà Nội. Từ điển này được biên soạn dựa trên cuốn Dictionary on International Policy của tác giả Walter Goode do WTO và Nhà xuất bản Đại học Cambridge phát hành, tr. 50.

[3] J. H. Adam, tldd, tr. 129.

[4] Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2005), tlđd, tr. 51.

[5] Nguyễn Hữu Huyên (2004), tlđd, tr. 28, 29.

[6] Tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ, người đã có đóng góp lớn để thông qua Đạo luật chống độc quyền Clayton.

[7] Trích trong Henry Cheeseman (2010), Business Law, 7th Edition, Nhà xuất bản Pearson Education, tr. 739.

[8] Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) & Bộ Công thương, Dự án hỗ trợ thực thi chính sách (FIAP) (2004), Luật Cạnh tranh Canada và Bình luận, Hà Nội, tr.19.