Luật Kinh tế

23/07/2020

                      BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                     TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN                                                                          Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

ĐỊNH HƯỚNG: NGHIÊN CỨU

MÃ SỐ: 8380107

(Ban hành theo Quyết định số 3672 /QĐ-ĐHDT, ngày 19 tháng 09 năm 2019

của Hiệu trưởng trường Đại học Duy Tân)

  1. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
    • Mục tiêu chung

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu có mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người học, giúp người học nắm vững kiến thức chuyên ngành luật kinh tế, tiếp cận những vấn đề pháp lý mới; có phương pháp nghiên cứu khoa học và kỹ năng chuyên môn phù hợp để hoạt động nghề nghiệp; có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, phát hiện, khám phá, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành luật kinh tế; có khả năng sử dụng hiệu quả các kiến thức chuyên ngành luật kinh tế để thực hiện các công việc ở các vị trí khác nhau, có thể tiếp tục học lên ở bậc tiến sĩ luật sau khi học bổ túc một số kiến thức cơ sở ngành theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ luật. Đồng thời chương trình đào tạo này có mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao về luật kinh tế cho cả nước.

  • Mục tiêu cụ thể

1.2.1.Về kiến thức 

Chương trình đào tạo trang bị cho người học những kiến thức toàn diện, chuyên sâu về lý luận và thực tiễn về pháp luật kinh tế, cập nhật cho họ những kiến thức pháp lý hiện đại về môi trường pháp luật kinh tế trong và ngoài nước. Đồng thời chương trình đào tạo cũng nhằm trang bị cho người học tư duy pháp lý có hệ thống để giúp họ tiếp cận và giải quyết hiệu quả hoạt động nghiên cứu và thực tiễn về pháp luật kinh tế.

1.2.2.Về kỹ năng

Chương trình đào tạo trang bị và nâng cao cho người học các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng bổ trợ cần thiết cho hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý, thực hành nghề luật, tham gia vào quá trình xây dựng, hoàn thiện, phổ biến và giáo dục pháp luật; ứng dụng các kiến thức tiếp thu được vào hoạt động thực tiễn trong các cơ quan, tổ chức nơi họ công tác.

  • Về phẩm chất đạo đức

Người học có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia, có trách nhiệm nghề nghiệp, có thái độ nghiêm túc, đúng đắn về nghề nghiệp, luôn tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp; Có ý thức tự giác tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, đồng thời chủ động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người khác tuân thủ pháp luật.

Người học có các phẩm chất chính trị vững vàng; có tinh thần sẵn sàng phục vụ nhân dân trong quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp; 

  • Về trình độ và năng lực chuyên môn

Người học sau khi tốt nghiệp Chương trình đào tạo này sẽ có đầy đủ kiến thức về pháp luật kinh tế nền tảng, nắm vững và vận dụng thành thạo các kỹ năng cơ bản cho nghiên cứu pháp luật kinh tế cũng như cho hành nghề luật hiệu quả. Người học có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo trong bối cảnh toàn cầu hóa và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực đào tạo; có khả năng thực hiện công việc ở các vị trí nghiên cứu, giảng dạy, tư vấn và hoạch định chính sách hoặc các vị trí khác thuộc lĩnh vực ngành luật, chuyên ngành luật kinh tế; có thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ.

  1. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Về kiến thức

  • Người học hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về triết học, khoa học pháp lý làm nền tảng cho việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành về luật kinh tế;
  • Người học vận dụng, phân tích, tổng hợp các kiến thức cơ sở để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn chuyên sâu về pháp luật kinh tế;
  • Người học có khả năng vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá các kiến thức pháp luật kinh tế chuyên sâu theo định hướng nghiên cứu;

Người học có khả năng phân tích, đánh giá, phản biện các quy định, chính sách của

Đảng, Nhà nước về pháp luật kinh tế;

  • Người học có kiến thức ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh đủ tốt để sử dụng hiệu quả vào học tập, nghiên cứu và hành nghề luật, đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Người học có trình độ công nghệ thông tin căn bản để phục vụ hoạt động chuyên môn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp;
  • Người học viết và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp.

2.2. Về kỹ năng 

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

Chương trình đào tạo trang bị và nâng cao cho người học các kỹ năng hoạt động thực tiễn nghề nghiệp, bao gồm: 

  • Kỹ năng phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực pháp luật kinh tế; Kỹ năng tư vấn, giáo dục pháp luật; Kỹ năng tra cứu, tổng hợp và xử lí thông tin;
  • Kỹ năng làm việc nhóm, tổ chức nghiên cứu, làm việc độc lập, sáng tạo;
  • Có khả năng tư duy theo hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật kinh tế;
  • Có các kỹ năng tự cập nhật các kiến thức pháp luật mới, phân tích, đánh giá các vấn đề trong lĩnh vực pháp luật kinh tế;
  • Có khả năng nghiên cứu phát hiện những vấn đề mới đề xuất các kiến nghị, giải pháp về pháp luật kinh tế cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
  • Có các kỹ năng thực hành nghề nghiệp được nâng cao, vận dụng một cách chủ động, sáng tạo các kiến thức chuyên sâu của khoa học pháp lý kinh tế trong giải quyết các vụ việc thực tiễn liên quan đến pháp luật kinh tế nói riêng và pháp luật nói chung.

2.2.2. Kỹ năng bổ trợ

  • Thành thạo kỹ năng giao tiếp hiệu quả; Kỹ năng viết, thuyết trình cần thiết cho hành nghề luật;
  • Kỹ năng tư duy tích cực, logic và sáng tạo; Kỹ năng cân bằng cuộc sống, thích nghi với môi trường làm việc;
  • Kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính cơ bản;
  • Thành thạo các kỹ thuật tin học để tra cứu, tìm kiếm, tổng hợp, phân tích và xử lý các nguồn thông tin đa dạng về pháp luật;
  • Sử dụng năng lực ngoại ngữ chuyên ngành ở mức độ có thể hiểu và diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn.

2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm nghề nghiệp

  • Có các năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Có khả năng độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu, phát hiện, tư vấn và đề xuất những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề lý luận, thực tiễn phát sinh thuộc chuyên ngành luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu;
  • Có khả năng hiểu biết thích nghi, định hướng phát triển năng lực cá nhân trong môi trường đa dạng văn hóa và năng lực làm việc trong bối cảnh toàn cầu;
  • Có khả năng diễn giải và truyền đạt kiến thức, kỹ năng và ý tưởng của người học cho các đối tượng chuyên gia và không chuyên gia, có năng lực dẫn dắt chuyên môn;
  • Có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch và đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Có đạo đức nghề nghiệp của luật gia, có ý thức, tôn trọng và chấp hành pháp luật, thúc đẩy công lý, công bằng và nhân đạo trong thực tiễn công tác; Có bản lĩnh, trung thực, khách quan; Có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và cá nhân khác trong công việc;
  • Chuyên nghiệp, nghiêm túc, sáng tạo, khoa học và có trách nhiệm với công việc được giao.

2.4. Vị trí hay công việc có thể đảm nhiệm của người học sau tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu có đủ năng lực và kỹ năng để tham gia thực hiện công việc chuyên môn ở các vị trí công tác như:

  • Công tác tại Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự; Công tác pháp luật tại các cơ quan dân cử, cơ quan chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
  • Sau khi đáp ứng các điều kiện luật quy định, người học sau tốt nghiệp có thể thành lập văn ph ng luật sư, công ty luật, văn ph ng công chứng, văn ph ng thừa phát lại hoặc làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như: các tổ chức luật sư, văn ph ng công chứng; tư vấn viên trong các công ty, chuyên viên pháp chế trong các cơ quan nhà nước; luật sư nội bộ, cố vấn pháp lý trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực pháp luật kinh tế;
  • Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế;
  • Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật kinh tế như các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo và nghiên cứu.

2.5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu, người tốt nghiệp có khả năng tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. Người tốt nghiệp cũng có khả năng tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ ngành luật ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước khi đáp ứng các điều kiện của cơ sở đào tạo. 

  • YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGỪỜI DỰ TUYỂN

3.1. Yêu cầu đối với người dự tuyển về văn bằng và ngành học 

3.1.1. Quy định về văn bằng

     Người dự thi tuyển sinh chương trình đào tạo thạc sĩ luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu cần phải có bằng tốt nghiệp đại học luật (ngành đúng, ngành phù hợp) hoặc ngành gần với ngành luật (đã học bổ sung các học phần kiến thức theo quy định). Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

Danh mục các ngành đúng:  Đã tốt nghiệp đại học ngành luật, bao gồm: Luật thương mại, Luật kinh tế, Luật kinh doanh.

Danh mục các ngành phù hợp: Đã tốt nghiệp đại học ngành: Luật, Luật quốc tế, Luật kinh doanh quốc tế, Luật thương mại quốc tế.

Danh mục các ngành gần với ngành Luật, bao gồm: Quản trị - Luật, Kinh tế - Luật, Tiếng Anh pháp lý, và đã học bổ sung kiến thức các học phần dưới đây.

Danh mục các học phần bổ túc kiến thức:

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Luật dân sự

2

2

Luật thương mại

2

3

Luật so sánh

2

4

Luật đầu tư

2

5

Luật tố tụng dân sự

2

3.1.2. Kinh nghiệp nghề nghiệp của người dự tuyển

Người có bằng tốt nghiệp đại học ngành luật hoặc phù hợp với ngành luật có thể dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Những thí sinh c n lại phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác.

  1. ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP
    • Học viên theo học chương trình đào tạo thạc sĩ luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu phải hoàn thành tất cả các học phần của chương trình đào tạo, đạt điểm 5 trở lên. Đối với mỗi học phần, học viên phải đến lớp tham gia học tập ít nhất 80% thời gian học và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của học phần như thảo luận, viết tiểu luận, .v.v…
    • Học viên phải hoàn thành luận văn đúng thời hạn quy định và bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ.
    • Học viên phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cũng như các nghĩa vụ khác theo quy định của Trường Đại học Duy Tân và Bộ GD&ĐT.

 

  1. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐƯỢC ĐƠN

VỊ ĐÀO TẠO THAM KHẢO

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành luật kinh tế này được xây dựng trên cơ sở tham khảo nhiều chương trình đào tạo về luật kinh tế, luật kinh doanh, luật thương mại của các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước.

Trong nước: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật kinh tế của trường Đại học Kinh tếLuật, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật kinh tế theo định hướng nghiên cứu của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; Trường Đại học

Luật Hà Nội, Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật TP Hồ Chí Minh. 

Ngoài nước: Chương trình đào tạo Thạc sĩ Luật thương mại  của Trường Đại học tổng hợp Melbourne, Chương trình đào tạo luật của Đại học Hồng Kong, Chương trình đào tạo luật của Đại học Quốc gia Singapore.

  1. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

6.1. Khái quát chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 60 tín chỉ, trong đó:

  • Khối kiến thức chung: 10 tín chỉ
  • Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 38 tín chỉ

+ Bắt buộc: 20 tín chỉ + Tự chọn: 18/28 tín chỉ

  • Luận văn: 12 tín chỉ

6.2. Danh mục các học phần trong chương trình đào tạo

STT

Mã số học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số các học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận

 

I

Khối kiến thức chung

10

 

 

 

1

 

Triết học

4

 

 

 

2

 

Ngoại ngữ

6

 

 

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

38

 

 

 

II.1

Các học p hần bắt buộc thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ng ành

20

 

 

 

3

 

Phương pháp nghiên cứu luật học và tư duy pháp lý hiện đại

2

15

15 (30)

 

4

 

Đàm phán và kỹ năng đàm phán trong kinh doanh

2

15

15 (30)

 

5

 

Kỹ năng tư vấn pháp luật

2

15

15 (30)

 

6

 

Những vấn đề pháp lý mới về Luật kinh tế

3

30

15 (30)

 

7

 

Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng trong hoạt động kinh doanh

2

15

 15 (30)

 

 

STT

Mã số học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số các học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận

 

8

 

Áp dụng pháp luật doanh nghiệp và pháp luật chứng khoán trong hoạt động kinh doanh

3

15

30 (60)

 

9

 

Áp dụng pháp luật lao động và an sinh xã hội trong hoạt động kinh doanh

3

15

30 (60)

 

10

 

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai và môi trường trong hoạt động kinh doanh

3

15

30 (60)

 

II.2

Các học p hần tự chọn thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ng ành

18/28

 

 

 

11

 

Pháp luật và tư vấn Pháp luật tài chính doanh nghiệp

2

15

15 (30)

 

12

 

Áp dụng Pháp luật sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh

2

15

15 (30)

 

13

 

Thực hành Pháp luật thương mại quốc tế

2

15

15 (30)

 

14

 

Thực hành Pháp luật về Tín dụng ngân hàng

2

15

15 (30)

 

15

 

Pháp luật và tư vấn Pháp luật phá sản

2

15

15 (30)

 

 

STT

Mã số học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số các học phần tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành, thảo luận

 

16

 

Pháp luật và tư vấn Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

2

15

15 (30)

 

17

 

Thực hành Pháp luật kinh doanh bất động sản

2

15

15 (30)

 

18

 

Pháp luật và tư vấn Pháp luật thuế cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh

2

15

15 (30)

 

19

 

Kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động

2

15

15(30)

 

20

 

Pháp luật về công ty và các kỹ năng trong Quản trị công ty

2

15

15 (30)

 

21

 

Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

2

15

15 (30)

 

22

 

Pháp luật và tư vấn Pháp luật cạnh tranh

2

15

15 (30)

 

23

 

Thực hành Pháp luật về kinh doanh vận chuyển 

2

15

15 (30)

 

24

 

Pháp luật thương mại điện tử

2

15

15 (30)

 

III

 

Luận văn

12

 

 

 

 

 

Tổng cộng

60