BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

13/08/2018

 

BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO TÍNH MẠNG BỊ XÂM PHẠM THEO

PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

                                                           Phạm Thị lệ Quyên – Khoa Luật- Đại học Duy Tân

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Vì thế, việc nghiên cứu pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng đảm bảo tính công bằng, sự bảo vệ đối với các chủ thể bị thiệt hại. Để thể hiện bồi thường thiệt hại phải hội tụ đủ những yếu tố cần và đủ, hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và Bộ luật dân sự nói riêng luôn có những sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh xã hội ở từng giai đoạn phát triển.

Nguyên tắc của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Sau khi nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là Bộ luật dân sự 2015, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xây dựng rõ nét qua các Điều luật sau:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Đồng thời, việc xác định tư cách chủ thể cũng đóng vai trò quyết định trong việc bồi thường thiệt hại đối với trường hợp của cá nhân. Vấn đề này được quy định cụ thể tại: “Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân”

Căn cứ từ những quy định trên, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được thể hiện qua bốn yếu tố:

  -  Có thiệt hại xảy ra, đây là điều kiện đầu tiên và không thể thiếu  để có thể truy cứu vấn đề bồi thường thiệt hại. Thiệt hại này phải căn cứ trên thiệt hại thực tế xảy ra của chủ thể gây thiệt hại. Trong trường hợp này, khách thể mà đề tài hướng tới đó chính là việc sức khỏe, tính mạng của con người bị xâm phạm . Bởi theo như Bộ luật dân sự 2015, khi xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm cả thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

  -  Hành vi vi phạm là hành vi trái pháp luật: Hành vi trái pháp luật ở đây được hiểu là những hành vi làm trái với các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không nên nhầm lẫn giữa hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật.

Có thể lấy một ví dụ nhỏ để chứng minh sự khác nhau giữa hành vi trái pháp luật và hành vi vi phạm pháp luật như sau: Ông Nguyễn Văn Bình là người mất năng lực hành vi dân sự đã cầm dao đâm chết một người qua đường. Như vậy, hành vi của ông Bình là hành vi trái với quy định của pháp luật nhưng ông Ba không vi phạm pháp luật vì ông là người bị mất năng lực hành vi dân sự, pháp luật sẽ không truy cứu trách nhiệm đối với trường hợp này.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra: hành vi không trái với pháp luật mà gây thiệt hại thì có phải bồi thường không ? Theo như pháp luật quy định: chỉ khi có đủ 4 yếu tố cấu thành bao gồm: có thiệt hại xảy ra, hành vi vi phạm là hành vi trái pháp luật,  có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có yếu tố lỗi( trừ trường hợp luật quy định không có lỗi vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại) thì mới phải bồi thường thiệt hại. Vì vậy, trong trường hợp không có hành vi trái pháp luật xảy ra những vẫn dẫn đến hậu quả thì sẽ không phải bồi thường.

 -  Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: thiệt hại thực tế xảy ra là do hành vi trái pháp luật gây nên, và hành vi trái pháp luật chính là nguyên nhân gây nên thiệt hại. Ngược lại, thiệt hại thực tế xảy ra do hành vi trái pháp luật gây ra. Hai yếu tố này phải có mối quan hệ liên quan và tác động lẫn nhau.

   -  Có yếu tố lỗi:

            Từ trước tới nay, các nhà Luật học khi nghiên cứu về lỗi đã có rất nhiều những ý kiến khác nhau, tuy nhiên trong bài viết này, có thể hiểu “lỗi” là hành vi mà người gây thiệt hại gây ra cho người bị thiệt hại mà không thuộc tình thế cấp thiết hay trường hợp bất khả kháng theo như quy định của luật.

Lỗi được chia làm hai loại: Lỗi cố ý và lỗi vô ý

Như vậy, khi chủ thể có lỗi cố ý hay lỗi vô ý dẫn đến thiệt hại xảy ra thì phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp chủ thể không có lỗi nhưng vẫn phải tiến hành bồi thường theo quy định tại Khoản 2 “Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.”

Thứ hai, về nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định trong Bộ luật dân sự 2015.    Điểm mới mà Bộ luật dân sự 2015 đề cấp tới so với những văn bản pháp lý có liên quan trước đó chính là việc người gây thiệt hại chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dối với phạm vi lỗi mà mình gây ra; bên cạnh đó, người bị thiệt hại cũng sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Ngoài ra, trong tình hướng bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại nếu không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn hạn chế thiệt hại cho chính bản thân. Điều này góp phần giảm thiểu phần nào thiệt hại mà mang khuynh hướng có lợi cho cả bên bị thiệt hại cũng như bên gây thiệt hại.

Như vậy, về cơ bản quy định về chế định bồi thường thiệt hại được BLDS 2015 một cách khá chặt chẻ, có ý nghĩa thực tiễn có có những điểm tiến bộ hơn so với BLDS 2005.